Hiện nay khi cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu về không gian nghỉ ngơi tiện nghi, có tính thẩm mỹ cao ngày càng được nâng lên. Vì thế việc xây nhà có ban công thời gian gần đây cũng không còn là điều xa lạ đối với những người yêu thích kiến trúc độc, lạ. Tuy nhiên, việc thiết kế nhà có ban công làm sao cho đẹp và ấn tượng lại là vấn đề khá “đau đầu” của nhiều người.
Ban công là gì?
Ban công là một phần kiến trúc trong ngôi nhà hay tòa nhà. Đây là một phần của sàn gác, là không gian được nhô ra khỏi tường nhà theo chiều ngang, có thể có mái che hoặc không có mái che bên trên, nối liền với một bức tường trước một cánh cửa và thường có gắn lan can an toàn.
Ban công thông thường được xây từ tầng hai trở lên. Phía trước mặt và hai bên cạnh thoáng, không xây tường chắn. Như vậy, ban công thường có hai hoặc ba hướng nhìn thoáng vào không gian xung quanh. Ban công vừa có thể làm đẹp cho ngôi nhà, vừa có thể phục vụ tiện ích trong gia đình.
Vai trò của ban công
- Là không gian thư giãn: ngắm cảnh, uống trà, ăn sáng, đọc sách, chăm sóc cây cảnh…
- Là nơi tiếp khách: một số gia đình còn biến ban công trở thành nơi đón tiếp những vị khách thân thiết khi ghé thăm nhà
- Là nơi phơi phóng, lưu trữ đồ đạc: với không gian mở, đón nhiều ánh sáng, ban công còn được sử dụng để làm nơi phơi quần áo, hong khô các vật dụng và lưu trữ đồ đạc
- Là nơi thực hiện các nghi lễ hay biểu diễn nghệ thuât: với những công trình kiến trúc mang tính cộng đồng, ban công còn là nơi một số chính khách hay Giáo hoàng đứng phát biểu, kêu gọi sự ủng hộ. Ngoài ra, tại nhiều nhà hát kịch ở châu Âu, ban công được xem là nơi lý tưởng để biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
Ưu điểm của ban công
- Thu nhận được nhiều luồng ánh sáng, cảm nhận được sự mát mẻ hơn.
- Trồng được nhiều loại cây bởi ban công thu nhận được nhiều ánh nắng mặt trời hơn.
- Là nơi thư giãn tuyệt vời, ngắm trăng, ngắm cảnh… có tầm nhìn rộng vì các hướng không bị che chắn
- Gia chủ có thể thoải mái trồng các loại cây yêu thích
- Là điểm nhấn ấn tượng của ngôi nhà.
- Gia chủ có thể thoải mái lựa chọn chất liệu song chắn với đa dạng họa tiết, từ đơn giản cho tới phức tạp, độ thẩm mỹ cao.
>>> Xem thêm: Thiết kế nhà hàng nhật sang trọng
Nhược điểm của ban công
- Thường không được che chắn mà thay vào đó là lan can giữ an toàn nên phải được tính toán cẩn thận để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ mà lại đề cao tối đa được sự an toàn.
- Khi thiết kế thi công ban công thì kết cấu có phần phức tạp hơn, do bề mặt sàn ban công đưa ra ngoài và chịu lực khá lớn.
- Chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết nắng mưa, thời tiết xấu.
- Thời tiết xấu có ảnh hưởng sẽ có tác động và ảnh hưởng tới ban công, khiến kết cấu kim loại của ban công bị giảm tuổi thọ nhanh.
- Các tòa nhà cao tầng không nên sử dụng ban công đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Về một số thông số kỹ thuật
Nhìn chung, lan can nên có độ cao từ 1,1 mét trở lên nhưng không vượt quá 1,3 mét; để tránh gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ, khoảng cách giữa các thanh gióng của lan can cũng không nên vượt quá 10 cm.
Về chất liệu
Những ngôi nhà mang phong cách châu Âu, đặc biệt là Pháp phần lan can thường được làm bằng thép hoặc sắt uốn cong, tạo thành những đường nét vừa tỉ mỉ, vừa sang trọng, điểm thêm cấc hoạ tiết trang trí với chỉ, gờ và phào cầu kỳ.
Với những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc hiện đại ngày càng trở nên phổ biến có thể cây bằng gạch đặc hoặc chấn song bằn inox hay sắt, thép, thậm chí có thể sử dụng thêm nhiều vật liệu mới như gỗ, đá, kính,…để tạo dấu ấn riêng cho công trình.
>>> Tìm hiểu: Thông tầng là gì?
Với những thông tin hữu ích mà chúng tôi vừa cung cấp ở trên, hi vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về ban công cũng như vai trò cùng với một số ưu điểm và nhược điểm của nó.